Hồi đầu
thảo, còn có tên gọi khác là cỏ vùi đầu, vùi đầu thảo, vùi sầu, vạn bốc, củ
điền thất, thủy điền thất, người Tày gọi là mần tảo lấy, hồi thầu, tên Thái là
bơ pĩa mến.Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm
Taccaceae.
Thường
thấy phân bố ở Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước
ta, thường thấy hồi đầu thảo mọc hoang ở các tỉnh rừng núi thấp ở miền Bắc, mọc
nhiều ở chỗ ẩm mát, ven suối, trong rừng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh
Hóa, ở độ cao không quá 800m so với biển.
Có thể
trồng bằng thân rễ như trồng nghệ vào mùa xuân, mùa thu. Tuy nhiên việc khai
thác còn ít. Người ta thu hái thân rễ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con, rửa
sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao vàng.
Là loài
cây thảo cao 20 – 30cm, rễ phình ra thành củ, hình trứng hoặc tròn mọc cong
lên, không có thân. Lá mọc thẳng từ thân rễ, 6 – 10 cái, hình trái xoan thuôn,
phiến lá mép nguyên, lượn sóng men theo cuống đến tận gốc rồi xòe thành bẹ ở
gốc, dài 10 – 20cm, rộng 7 – 10cm, xanh mượt, nhẵn bóng ở mặt trên, cuống lá
dài 5 – 7cm...
Quả
nang mở không đều ở đỉnh; hạt nhỏ, hình thoi, có nếp nhăn dọc, màu nâu. Mùa hoa
tháng 9 – 12.
Bộ phận
dùng: Thân rễ
- Rhizoma Taccae. Thân rễ cây thường ngóc đầu lên mọc thành cây nên ta gọi là
hồi đầu. Củ lúc đầu có ruột màu vàng nhạt mùi hăng như nghệ, nhưng khi khô lại
có màu be nhạt, hết hăng, mùi thơm như tam thất.
Theo
Đông y, hồi đầu thảo có vị đắng, hơi the, tính bình; có tác dụng bổ huyết thay
cũ đổi mới, làm tan máu ứ, thông kinh bế và tiêu sưng viêm; điều hòa kinh
nguyệt, giúp tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Công
dụng thường được dùng chữa tiêu hoá kém, đau bụng hoặc đau bụng tiêu chảy, sốt
vàng da do viêm gan siêu vi trùng, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây
thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Ngày
dùng 2 – 4g rễ, dạng thuốc viên, thuốc bột, hoặc dùng 6 – 12g dược liệu khô sắc
lấy nước uống hoặc có thể ngâm rượu. Tuy nhiên hiện vẫn còn một số phương dùng
trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh.
Dưới
đây xin giới thiệu cách trị huyết áp từ cây hồi đầu thảo.
* Chữa
huyết áp của phụ nữ: Hồi đầu thảo 20g, Hương phụ tử chế 18g,
nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Tài nguyên cây thuốc
Việt Nam).
* Chữa
phụ nữ kinh ít, huyết xấu, hành kinh máu đỏ nhạt hay lởn vởn, thường đau bụng
kinh, vòng kinh không đều: Hồi
đầu thảo tán bột uống mỗi ngày 10g, uống liền 10 ngày kể từ sau khi thấy kinh
được 2 tuần vài ba đợt thì kinh đều, máu tốt, người béo đỏ (Lương y Lê Trần
Đức).
* Chữa
kinh bế đau bụng: Dùng
20g bột hồi đầu thảo uống với 1 chén rượu. Hoặc dùng bột hồi đầu thảo ngâm rượu
(100g ngâm với 300ml rượu 36 – 40 độ) uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 lần.
* Chữa
đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng
vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính: Bột
hồi đầu thảo 6 – 10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.
* Chữa
bị thương sưng tấy và mụm nhọt: Dùng củ hồi đầu thảo và cả cây, giã tươi
chế thêm nước hay giấm, vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau (Lương y
Lê Trần Đức).
BS: TRAN TUAN LONG
nguon trich: http://nongnghiep.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét